Isoflavone được tìm thấy nhiều nhất trong đậu nành và các loại cây họ đậu, có công dụng tương tự như estrogen. Isoflavone qua những nghiên cứu sẵn có cho thấy có nhiều tiềm năng đối với sức khỏe con người nói chung và vấn đề nội tiết của phụ nữ nói riêng.
Isoflavone là gì?
Isoflavone là một phytoestrogen (estrogen nguồn gốc thực vật) được tìm thấy nhiều nhất trong đậu nành và các loại cây họ đậu. Đây được xem là một trong các hoạt chất tự nhiên có đặc tính gần nhất với hormone estrogen trong cơ thể người.
Đậu nànhlà nguồn thực phẩm giàu isoflavone. Bên cạnh việc là nguồn protein giàu chất xơ và chất béo không bão hòa đa,đậu nànhchứa lượng lớn genistein và daidzein, là những isoflavone hoạt động như những chất đồng vận và đối vận estrogen (natural selective estrogen receptor modulators – SERMs). Trong 1g proteinđậu nànhcó từ 2 tới 4 mg isoflavone.
Hiện nay, isoflavone từ đậu nành đã được chiết xuất bào chế thành nhiều chế phẩm viên uống bổ sung sức khỏe, hứa hẹn mang lại nhiều giá trị cho sức khỏe, nhất là sức khỏe phụ nữ.
Lợi ích mà Isoflavone mang lại cho sức khỏe
Isoflavone có nhiều công dụng đối với sức khỏe đặc biệt là sức khỏe phụ nữ thời kỳtiền mãn kinh – mãn kinhhay những người gặp phải tình trạng suy giảm estrogen sau khi sinh con, rối loạn nội tiết tố hay do đã cắt một phần buồng trứng.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằngcông dụng Isoflavonetrong đậu nành giúp ngăn ngừa các bệnh hay triệu chứng phụ thuộc vào hormone như các triệu chứng liên quan đến thời kỳ mãn kinh, loãng xương, các bệnh lý về tim mạch, bệnh tiểu đường, làm giảm sự phát triển của tế bào ung thư.
Cải thiện dấu hiệu khó chịu thời kỳ mãn kinh
Cải thiện tâm trạng
Isoflavone-phytoestrogen có thể làm tăng mức serotonin – chất dẫn truyền thần kinh liên quan đến tâm trạng. Serotonin bị giảm có thể dẫn đến việc cảm thấy buồn chán, dễ cáu giận và làm giảm hiệu quả công việc.
Cải thiện tình trạng mất ngủ
Giấc ngủđem lại nhiều lợi ích quan trọng đối với sức khỏe thể chất và tinh thần, giúp đối phó với những căng thẳng trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên tình trạng rối loạn giấc ngủ ngày càng phổ biến hiện nay đặc biệt đối với phụ nữ tuổi trung niên (chiếm tỷ lệ khoảng 40-60%).
Các nghiên cứu về mối liên quan giữa estrogen và giấc ngủ của phụ nữ thời kỳ mãn kinh, kết quả cho thấy estrogen được chứng minh liên quanđến chất lượng giấc ngủ, làm giảm thời gian đi vào giấc ngủ và cải thiện khả năng nhận thức.
Vì vậy công dụng Isoflavone là có thể cải thiện tình trạng mất ngủ của phụ nữ tuổi trung niên, tiền mãn kinh – mãn kinh.
Làm dịu các cơn bốc hỏa
Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng bốc hỏa ở phụ nữ thời kỳ mãn kinh có thể do sự giảm hormone estrogen trong cơ thể, làm thay đổi mức norepinephrine và serotonin, do đó gây ra rối loạn chức năng điều hòa thân nhiệt.
Một phân tích tổng hợp năm 2012 của 17 thử nghiệm cho thấy, Isoflavone (54mg) được sử dụng trong vòng 6 tuần đến 12 tháng làm giảm đáng kể tần suất bốc hỏa 20.6% và mức độ nghiêm trọng được cải thiện 26.2% so với giả dược.
(Giả dược không chứa bất kỳ thành phần nào có hoạt tính tương tự Isoflavone được thử nghiệm song song cùng với Isoflavone để xác đinh hiệu quả).
Tăng nhu cầu sinh lý
Estrogen có vai trò giữ cho thành âm đạo được bôi trơn, khi estrogen suy giảm, âm đạo có thể trở nên bị khô và bị kích thích. Điều này có thể làm cho quan hệ tình dục không thoải mái hoặc đau đớn, từ đó làm giảm ham muốn tình dục.
Bổ sung Isoflavone – nội tiết tố có nguồn gốc từ thực vật có thể cải thiện nhu cầu sinh lý nữ và tình trạng khô âm đạo, tăng ham muốn tình dục của phụ nữ thời kỳ mãn kinh.
Giảm tích mỡ trên cơ thể
Estrogen tác động đáng kể đến chất béo và sự phân bố chất béo trong cơ thể.
- Các nghiên cứu cho thấy xu hướng lưu trữ acid béo mô mỡ dưới da tăng lên ở phụ nữ thời kỳ mãn kinh.
- Kết quả của các nghiên cứu chỉ ra rằng hormone sinh dục nữ, đặc biệt là estrogen có tác động quan trọng đến quá trình lưu trữ acid béo mô mỡ và quá trình oxy hóa thúc đẩy tăng mỡ ở phụ nữ mãn kinh.
Ở phụ nữ thời kỳ tiền mãn kinh – mãn kinh, estrogen suy giảm khiến dễ tích mỡ trên cơ thể đặc biệt là các vùng bụng, đùi, mông hay bắp tay. Vì vậy, để giảm tình trạng này, phụ nữ cần bổ sung cho cơ thể dưỡng chất bù đắp sự suy giảm này. Và Isoflavone đã được chứng minh về tác dụng giảm tích mỡ trên cơ thể phụ nữ, giúp giảm cân trên tổng thể.
Phòng ngừa loãng xương
Tình trạng loãng xương thường gặp ở phụ nữ thời kỳ tiền mãn kinh – mãn kinh, nguyên nhân chủ yếu là do lượng hormone estrogen giảm đột ngột.
Hormone estrogen giảm, dẫn đến giảm hấp thuCanxiqua ruột nên có nhiều khả năng dẫn tới thiếu Canxi và đó cũng là một trong những nguyên nhân khiến phụ nữ thời kỳ mãn kinh dễ gặp phải tình trạng loãng xương. Hơn nữa, estrogen giảm dẫn đến làm tăng nhanh quá trình mất xương của cơ thể.
Isoflavone đậu nành được sử dụng như một nguồn bù đắp estrogen thiếu hụt ở phụ nữ tiền mãn kinh – mãn kinh.
Isoflavone có thể giúp duy trì mật độ xương ở phụ nữthời kỳ mãn kinhdo Isoflavone tham gia vào quá trình ức chế hoạt động tái hấp thu tế bào hủy xương và kích thích hoạt động của nguyên bào xương.
Phòng ngừa các bệnh mạch vành
Isoflavone được kỳ vọng là một hoạt chất tự nhiên tiềm năng trong việc phòng ngừa bệnh mạch vành, một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở phụ nữ trong độ tuổi mãn kinh vàtiền mãn kinh. Một nghiên cứu trên nhóm đối tượng này cũng thu được kết quả khả quan, ở liều 80mg isoflavone mỗi ngày cũng cho tác dụng cải thiện tượng như estrogen.
Việc thay thế hormone estrogen bằng hoạt chất tự nhiên như isoflavone cũng được kỳ vọng bởi liệu pháp estrogen thay thế thông thường luôn đi kèm với nguy cơ hình thành cục máu đông.
Cải thiện sức khỏe làn da
Là một chất chống oxy hóa và tái thiết lập cân bằng nội tiết tố, isoflavone là một chất bổ sung mang lại nhiều tác dụng có lợi cho làn da và vóc dáng của chị em phụ nữ, điển hình như:
- Ngăn chặn tiến trình lão hóa, giúp duy trì làn da tươi tắn, trẻ trung.
- Tăng cường độ đàn hồi và săn chắc cho da.
- Loại bỏ tình trạng mụn trứng cá, mụn đầu trắng, đầu đen do rối loạn nội tiết tố gây ra.
Chính vì những công dụng tuyệt vời kể trên mà hiện nay isoflavone được ứng dụng trong nhiều thực phẩm chức năng, để tăng cường sức khỏe và bảo vệ làn da cho phụ nữ. Lưu ý rằng các chế phẩm chiết xuất từ đậu nành khác với chế phẩm isoflavone, bởi trong đậu nành chứa rất nhiều dưỡng chất, không chỉ riêng isoflavone.
Bổ sung Isoflavone bằng cách nào?
Nội tiết tố nữ estrogen bắt đầu giảm khi phụ nữ bước sang tuổi 30 và khi đến tuổi trung niên lượng estrogen càng suy giảm mạnh. Bác sĩ Lê Quang Thanh- Giám đốc bệnh viện Từ Dũ cho biết: “Từ 30-40 tuổi, cứ mỗi năm nữ giới giảm 1-2 % estrogen, từ năm 40-50 tuổi, cứ mỗi năm giảm 5-10% estrogen và đến năm 55 tuổi lượng estrogen chỉ còn 10%. Estrogen giảm mạnh là một trong những nguyên nhân chính xuất hiện các dấu hiệu khó chịu liên quan đến sức khỏe và tâm-sinh lý của phụ nữ thời kỳ mãn kinh.
Khi liệu pháp thay thế hormone (bổ sung trực tiếp estrogen) có thể mang lại hiệu quả điều trị tối ưu nhưng khi sử dụng kéo dài gây nhiều biến chứng nghiêm trọng. Thì liệu pháp bổ sung estrogen từ thực vật Isoflavone vừa đem lại hiệu quả và không gây tác dụng mong muốn như liệu pháp thay thế hormone.
Isoflavone có tác dụng yếu hơn estrogen nội sinh nên khi bổ sung trong thời gian dài tránh gây lên hiện tượng cung cấp một cách ồ ạt, nhanh chóng, Isoflavone phát huy tác dụng một cách từ từ giúp cơ thể có thể làm quen dần với cách bổ sung này.
Isoflavone là thành phần quyết định công dụng của tinh chất mầm đậu nành nên chúng ta cần ưu tiên lựa chọn sản phẩm có chiết xuất Isoflavone. Trên thị trường hiện nay chủ yếu là các sản phẩm bổ sung tinh chất mầm đậu nành nhưng chưa nói rõ hàm lượng Isoflavone trong đó là bao nhiêu, vì vậy, các chị em phụ nữ nên ưu tiên lựa chọn sản phẩm giàu dưỡng chất Isoflavone.
Liều dùng isoflavone
Liều dùng isoflavone theo khuyến cáo là từ 40– 100mg mỗi ngày. Đối với các chế phẩm chiết xuất đậu nành, 60g bột đậu nành có thể cung cấp cho cơ thể khoảng 45mg isoflavone mỗi ngày.
- Nên uống mầm đậu vào một thời điểm nhất định trong ngày, nên vào buổi tối để có thể hỗ trợ cải thiện chứng mất ngủ ở giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh.
- Nên bổ sung chất xơ, probiotics trong chế độ ăn để thuận lợi cho quá trình chuyển hóa thành dạng dễ hấp thụ hơn và có hiệu quả tốt hơn.
- Nếu giảm cân uống bột mầm đậu nành trước bữa ăn 30 phút.
- Nếu muốn tăng cân có thể uống sau ăn.
Không nên sử dụng isoflavone trong trường hợp nào?
Các nghiên cứu chỉ ra rằng ăn đậu nành có chừng mực hoặc bổ sung isoflavone đúng cách sẽ giúp bạn tăng cường và bảo vệ sức khỏe. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, chuyên gia không khuyến cáo bạn sử dụng đậu nành hay các chế phẩm chiết xuất isoflavone, chẳng hạn như:
- Bệnh nhân hen suyễn.
- Trẻ em bị xơ nang.
- Bệnh nhân ung thư vú.
- Người bệnh tiểu đường.
- Người bị suy giảm hoạt động của tuyến giáp.
- Người mắc bệnh sỏi thận và các vấn đề liên quan đến thận.
Isoflavone và tinh chất mầm đậu nành có phải là một?
Isoflavone có thể được tìm thấy trong các thực vật họ đậu và đậu nành là nguồn cung cấp Isoflavone dồi dào nhất.
Tinh chất mầm đậu nành chứa đa dạng các dưỡng chất trong đó có chứa hoạt chất Isoflavone. Vì vậy, Isoflavone và tinh chất mầm đậu nành không phải là một. Isoflavone là chất có công dụng vượt trội hơn tinh chất mầm đậu nành và Isoflavone mới chính là dưỡng chất quyết định các công dụng của tinh chất mầm đậu nành.
Trên thị trường hiện nay có nhiều thực phẩm bảo vệ sức khỏe từ mầm đậu nành để hỗ trợ bổ sung nội tiết tố tự nhiên cho chị em phụ nữ và tăng cường sức khỏe. Các chị em phụ nữ hãy là người tiêu dùng thông thái, lựa chọn cho mình sản phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, đến từ những thương hiệu uy tín đảm bảo chất lượng và hiệu quả khi sử dụng sản phẩm.
Bạn có thể tham khảo các dòng sản phẩm đó tại: Isoflavone – tinh chất mầm đậu nành